Nông nghiệp chính xác: Hướng đi cho nông dân thời công nghệ

Nhìn thấy nỗi khổ của người dân nuôi tôm thất bại, tôm chết trắng đồng, một nhóm kỹ sư trẻ của Trung tâm phát triển công nghệ và thiết bị công nghiệp Sài Gòn (Cenintec) đã đưa tiến bộ khoa học vào ao tôm để giúp đỡ bà con.

phát triển hệ thống eaqua
Kỹ sư Phan Phước Lộc (bìa trái), trưởng nhóm nghiên cứu trao đổi hướng phát triển hệ thống E-aqua cùng với bà Nguyễn Minh Hà, Giám đốc Cenintec. Ảnh: Hà Thế An.

Ăn cùng, ngủ cùng, làm cùng nông dân

Nhìn thấy nỗi khổ của người dân nuôi tôm thất bại, tôm chết trắng đồng, một nhóm kỹ sư trẻ của Trung tâm phát triển công nghệ và thiết bị công nghiệp Sài Gòn (Cenintec) đã đưa tiến bộ khoa học vào ao tôm để giúp đỡ bà con.Ăn cùng, ngủ cùng, làm cùng nông dânNuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi tôm đang là loại hình kinh tế mang lại doanh thu rất lớn. Ví dụ thu nhập trên 1 ha lúa sau khi trừ công lao động khoảng 40 triệu, nhưng 1 ha nuôi tôm mỗi năm cho lợi nhuận lên đến hàng tỉ đồng, mang lại giá trị kinh tế cao.

Tuy nhiên, nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm đòi hỏi những kỹ thuật rất khó, yêu cầu rất cao về nguồn nước. Việc đảm bảo lượng oxy trong nước để tôm có thể sinh trưởng và phát triển tốt là bài toán rất nan giải đối với nhiều nông dân. Hơn nữa, tôm là loài thủy sản rất dễ mắc bệnh, do đó, việc theo dõi và đo đạc các thành phần trong nguồn nước của ao nuôi là rất quan trọng. Nhiều hộ nuôi đã thiệt hại hàng tỉ đồng do nguồn nước không đảm bảo, dẫn đến tôm bị dịch bệnh và chết.

Thấy được thực tế đó, nhóm kỹ sư trẻ gồm 4 thành viên: Phan Phước Lộc, Lê Đình Cẩn, Lê Thanh Phong, Phạm Huy Hòe thuộc Trung tâm phát triển công nghệ và thiết bị công nghiệp Sài Gòn đã cùng đặt câu hỏi: “Tại sao một ngành nông nghiệp có giá trị cao như vậy lại không thể ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng năng suất, trong khi lĩnh vực tự động hóa trong nông nghiệp ở Việt Nam đang trở thành một xu hướng mang nhiều tiềm năng?

 Và để tìm lời giải, nhóm kỹ sư quyết tâm làm… nông dân chính hiệu, bỏ ra hàng tháng trời, cùng ăn ngủ trên những ruộng tôm, gắn bó với người nông dân, để tìm hiểu, thiết kế hệ thống giám sát và điều khiển chất lượng nước trong ao nuôi thủy sản (E-aqua). Có hệ thống rồi, nhóm lại tiếp tục giải bài toán đưa công nghệ nuôi tôm thâm canh đến với bà con nông dân. 

Để thực nghiệm sản phẩm, nhóm đã thuê trực tiếp một trại nuôi tôm ở huyện Cần Giờ (TP.HCM). Tuy nhiên, quá trình tìm kiếm ao tôm của nông dân để thực nghiệm không phải là điều đơn giản.

“Riêng việc để người lạ vào trong trại tôm cũng là điều rất khó huống hồ là việc để mình lắp đặt các thiết bị lạ vào trong ao tôm”, Phan Phước Lộc - thành viên nhóm nói.

Sau nhiều ngày “cắm chốt” ở các trại tôm, thuyết phục, giải thích cặn kẽ những lợi ích của hệ thống mới, người dân mới chịu để nhóm làm thí nghiệm. Có bác nông dân còn bảo: "Rủi có chuyện gì thất thoát vài trăm triệu của tôi, là tôi đưa mấy anh ra tòa. Những lúc ấy, cả nhóm chỉ biết cười.

Những tháng ngày đó, nhóm phải cùng ăn cùng ở với nông dân trong những căn chòi tạm bợ, thiếu thốn đủ điều. Những lúc chạy thử nghiệm, gặp sự cố về hệ thống, các thành viên trong nhóm lại phải vượt vài chục cây số bằng xe máy từ trại tôm về trung tâm thành phố mua linh kiện thay thế.

“Nhưng nghe các cô các bác kể về những gian truân của nghề nuôi tôm, năm được mùa, may mắn thu về tiền tỉ, cũng có năm thất bát, chịu cảnh thua lỗ trắng tay. Những người nuôi tôm lâu năm, được xem như những vị “trưởng lão” trong nghề nói rằng, nuôi tôm như đánh cược gia sản với ông trời. Điều đó càng khiến nhóm quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, mang công nghệ đến với nông dân” – kỹ sư Lê Đình Cẩn nói.

E-aqua: Hướng đi mới cho nông dân thời công nghệ

Hiện nay, nông nghiệp chính xác (Precision agriculture - đo thông số để xác định được tình hình thực tế của môi trường nuôi) là xu hướng phát triển nông nghiệp kết hợp tự động hóa đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới.

Với sự trợ giúp của các hình ảnh vệ tinh và các cảm biến tiên tiến, người nông dân có thể tối ưu hóa quy trình chăm sóc nông, thủy sản của mình. Nông nghiệp chính xác khiến cho chi phí quản lý trang trại luôn nằm ở mức tối ưu, khi chỉ sử dụng tài nguyên vừa đủ cho nhu cầu của cây trồng, vật nuôi tại bất kỳ điều kiện nào. Việc được đáp ứng theo đúng nhu cầu, không dư cũng không thiếu, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, cây trồng, vật nuôi sẽ có điều kiện đạt năng suất tối đa.

E-aqua chính là một trong những công nghệ nông nghiệp chính xác. Điều đặc biệt của hệ thống E-aqua so với các hệ thống đo của nước ngoài, là chỉ với 1 bộ đầu dò (sensor) có thể đo cho 8 điểm đo. Chi phí thấp hơn nhiều so với phương pháp dùng 1 bộ sensor cho 1 điểm đo.

so do hoat dong
Sơ đồ hoạt động của hệ thống E-aqua. Ảnh: Cenintec cung cấp

Hệ thống sẽ tuần tự lấy nước từ các điểm cần đo (8 điểm/1 hệ thống) về máy bơm. Từ đó, các sensor sẽ thực hiện đo tất cả các chỉ tiêu của lượng nước như: nhiệt độ, DO (nồng độ oxy), pH (độ chua), TAN (NH3+NH4), NO2-, H2S, độ đục, độ mặn, độ kiềm…

Các dữ liệu này sẽ được cập nhật lên đám mây, giúp người dùng giám sát từ xa thông qua các thiết bị di động thông minh như điện thoại, máy tính bảng. Dữ liệu sẽ được so sánh với ngưỡng cho phép được cài đặt sẵn để thực hiện cảnh báo bật hay tắt các thiết bị vận hành tự động.

Ngoài ra, hệ thống này có nhiều chức năng điều khiển thông minh như: hẹn giờ, cảnh báo khi các thông số vượt giới hạn, hú còi và hiển thị trên điện thoại thi có các sự số về lỗi hệ thống hoặc cúp điện. Hệ thống này còn có thể mở rộng theo yêu cầu của các trang trại lớn, có nhu cầu lưu trữ toàn bộ tình hình vận hành của từng thiết bị.

Trong thời gian thử nghiệm hệ thống tại 2 hồ nuôi tôm, nhóm phát triển đã cơ bản đạt được những kết quả khả quan. Các máy quạt oxy được điều chỉnh mở tắt tự động theo lượng oxy có trong nước nên tiết kiệm được lượng điện năng tiêu thụ, giảm được lượng người trông coi hồ. Tôm sinh trưởng và phát triển rất tốt, không mắc dịch bệnh, giảm bớt được nỗi lo thường trực của người dân về chất lượng nước trong hồ. 

Với những ưu điểm trên, theo tính toán, hệ thống giám sát chất lượng nước có thể tiết kiệm đến 20% chi phí điện năng, giảm chi phí nhân công (1 người có thể trông coi đến 4 ao nuôi), tôm phát triển tốt và cho sản lượng tăng từ 5% đến 10% so với không có hệ thống giám sát.  

aqua ceni
Màn hình hiển thị kết quả đo và thời gian đo lần gần nhất của điểm đo các hồ. Ảnh: Cenintec cung cấp.

Theo kỹ sư Lộc, giao diện của hệ thống hoàn toàn bằng tiếng Việt nên rất dễ dàng vận hành, thực hiện thao tác kiểm tra và ra lệnh. Các chức năng của hệ thống được bố trí trực quan, với những biểu tượng sinh động, gần gũi giúp bất cứ người dân bình thường nào cũng có thể giám sát và điều khiển.

“Trong quá trình lắp đặt hệ thống cho bà con, chúng tôi sẽ hướng dẫn sử dụng chương trình một cách cụ thể, chi tiết, kèm theo đó là tặng sách hướng dẫn sử dụng. Mỗi khi gặp sự cố bà con có thể điện thoại đến đường dây nóng của trung tâm, các kỹ sư sẽ đến tận nơi xử lý”.

Về hướng phát triển và ứng dụng E-aqua, bà Nguyễn Minh Hà, Giám đốc Cenintec cho biết, trong quý 1 năm 2016, đơn vị sẽ liên kết với Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, thuộc Sở KHCN tỉnh An Giang thử nghiệm hệ thống giám sát và điều khiển chất lượng nước tự động trong mô hình nuôi tôm càng xanh.

“Trong thời gian thử nghiệm, chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện và tối ưu hệ thống. Sau đó, căn cứ vào những kết quả đã đạt được, chúng tôi sẽ tiến hành chuyển giao công nghệ này để sản phẩm có thể đến được với bà con nông dân. Với nông nghiệp chính xác, ngành nông nghiệp phải khác đi. Và người nông dân phải thực sự giàu với đúng công sức và giá trị sản phẩm mình tạo ra”.

Khám Phá, 08/01/2016
Đăng ngày 12/01/2016
Hà Thế An
Khoa học

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Tăng cường sức khỏe của cá tra thông qua β-glucan trong thức ăn

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng việc sử dụng β-glucan trong thức ăn có thể tăng cường khả năng kháng bệnh ở các loài nuôi có tầm quan trọng về mặt thương mại, chẳng hạn như cá chép (Cyprinus carpio), cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss), cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar), và cá tráp biển (Sparus aurata) và được sử dụng trong thức ăn thủy sản thương mại.

Cá tra
• 08:00 18/05/2024

Công nghệ nuôi tôm ít thay nước: Giải pháp cho nguồn nước ô nhiễm

Trong bối cảnh nguồn nước cấp bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ ít nước và tuần hoàn nước đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng con tôm.

Nuôi tôm công nghệ
• 08:00 17/05/2024

Cung cấp năng lượng cho hoạt động nuôi biển xa bờ: Hydro có thể là giải pháp bền vững?

Nuôi biển xa bờ được xác định bằng nhiều tiêu chí khác nhau như độ sâu nước, khoảng cách từ bờ, mức độ tiếp xúc với sóng và ranh giới quyền tài phán (Gentry et al., 2017b). Một định nghĩa chung được áp dụng rằng nuôi biển xa bờ diễn ra ở vùng biển khơi với sự tiếp xúc đáng kể với tác động của gió và sóng (Lader và cộng sự, 2007, Fredriksson và cộng sự, 2003), đòi hỏi thiết bị và tàu phục vụ có khả năng hoạt động trong điều kiện biển khắc nghiệt (Drumm, 2010, Tsukrov và cộng sự, 2000).

Nuôi thủy sản xa bờ
• 14:30 07/05/2024

Tăng cường an ninh lượng thực toàn cầu bằng chỉnh sửa gen

Chỉnh sửa bộ gen đối tượng thủy sản đã được các nhà khoa trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản quan tâm và công nghệ này là tiềm năng to lớn để nâng cao khả năng quản lý môi trường, năng suất và khả năng kháng bệnh của ngành.

Biến đổi gen
• 10:28 02/05/2024

Tăng cường sức khỏe của cá tra thông qua β-glucan trong thức ăn

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng việc sử dụng β-glucan trong thức ăn có thể tăng cường khả năng kháng bệnh ở các loài nuôi có tầm quan trọng về mặt thương mại, chẳng hạn như cá chép (Cyprinus carpio), cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss), cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar), và cá tráp biển (Sparus aurata) và được sử dụng trong thức ăn thủy sản thương mại.

Cá tra
• 21:46 18/05/2024

Nâng cao năng lực mạng lưới các Khu bảo tồn biển, Vườn Quốc gia và Chi cục Thủy sản

Bình Thuận, từ ngày 15 - 17 tháng 5 năm 2024 – Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Hội Thuỷ sản Việt Nam, Cục Thủy sản và Cục Kiểm Ngư, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF-Việt Nam), Trung tâm Hỗ trợ Phát triển xanh Greenhub tổ chức “Họp tham vấn - Tập huấn tích hợp nâng cao năng lực cho Mạng lưới Khu bảo tồn biển (KBTB)/Vườn quốc gia (VQG) và Chi cục Thuỷ sản Việt Nam" tại Mũi Né, Bình Thuận. 

Ông Nguyễn Chu Hồi
• 21:46 18/05/2024

Giải pháp giúp tôm - lúa không bị sốc môi trường đầu mùa mưa

Đầu tháng 5/2024, vùng ĐBSCL xuất hiện những cơn mưa rào bất chợt làm môi trường nước thay đổi đột ngột, tôm nuôi dễ bị sốc, phát sinh dịch bệnh, nhất là với tôm-lúa diện tích lớn. Cán bộ kỹ thuật nêu những giải pháp giúp tôm không bị sốc môi trường.

Mô hình tôm lúa
• 21:46 18/05/2024

Cắt tảo sợi cho ao nuôi đang có tôm

Quản lý chất lượng nước là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Trong môi trường nuôi tôm nước ngọt, nước lợ thì tảo sợi chính là một trong những lo lắng đối với người nuôi. Để tìm ra một phương pháp diệt chúng nhưng vẫn phải an toàn khi ao đang có tôm, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé.

Tế bào tảo sợi
• 21:46 18/05/2024

Công nghệ nuôi tôm ít thay nước: Giải pháp cho nguồn nước ô nhiễm

Trong bối cảnh nguồn nước cấp bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ ít nước và tuần hoàn nước đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng con tôm.

Nuôi tôm công nghệ
• 21:46 18/05/2024